Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
9
1
2
7
6
7

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
cải cách hành chính văn thư lưu trưc 21/11/2024

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông


Từ đầu năm 2024 đến nay, công tác CCHC và các Chỉ số liên quan (PAR INDEX, SIPAS, PAPI) trong Sở Tư pháp đã có những cải thiện đáng kể, tuy nhiên, để nâng cao các Chỉ số cần có giải pháp đồng bộ.

Thực hiện Quyết định số 432/QĐ-UBND ngày 12/4/2024 của UBND tỉnh, mới đây đoàn kiểm tra số 432 đã tiến hành kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) và các Chỉ số liên quan (PAR INDEX, SIPAS, PAPI); cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 tại Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông.

Trụ sở Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông

Những kết quả đáng mừng

Lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông cho biết, qua kiểm tra thực tế công tác CCHC và PAR INDEX, SIPAS; Chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) cho thấy, Sở Tư pháp đã đạt được những bước tiến quan trọng góp phần phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.

Sở đã ban hành Kế hoạch CCHC năm 2024, gồm có 7 lĩnh vực 28 nhiệm vụ trọng tâm, được giao cho các đơn vị triển khai thực hiện, tính đến thời điểm kiểm tra, đã thực hiện được 26/28 nhiệm vụ đạt 92% kế hoạch. Sở tổ chức tuyên truyền các văn bản chỉ đạo điều hành về công tác CCHC của tỉnh lồng ghép thông qua cuộc họp giao ban; hội nghị; xây dựng chuyên mục CCHC trên Trang thông tin điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường tuyên truyền thông qua Fanpage Phổ biến giáo dục pháp luật Đắk Nông, chuyên mục Hỏi đáp pháp luật, Bản tin Tư pháp và Trang thông tin điện tử phổ biến giáo dục pháp luật http://pbgdpl.daknong.gov.vn/ . Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch khảo sát đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông và tiến hành khảo sát các tổ chức, cá nhân 50 phiếu, kết quả với 92% sự hài lòng trong việc ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách và 92% sự hài lòng trong việc cung ứng dịch vụ hành chính công.

Sở đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước ở địa phương, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, trong đó, HĐND tỉnh ban hành 08 Nghị quyết và UBND tỉnh ban hành 19 Quyết định quy phạm pháp luật (QPPL) kịp thời cập nhật vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật; tham mưu 02 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), chủ trì tham mưu Quyết định bãi bỏ các Quyết định không còn phù hợp do UBND tỉnh Đắk Nông ban hành; Nghị quyết quy định mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Bên cạnh đó, Sở đã tổ chức thẩm định 33 dự thảo văn bản QPPL, tổ chức góp ý 150 dự thảo văn bản của Trung ương và địa phương; 100% văn bản của HĐND, UBND tỉnh, khi ban hành được thẩm định, đảm bảo các văn bản xây dựng đúng quy trình, thủ tục, tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất với văn bản Trung ương và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; cập nhật văn bản QPPL trên cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia: Sở Tư pháp đã cập nhật 27 văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh vào cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia tại địa chỉ: https://vbpl.vn/daknong/Pages/. Tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15” trên địa bàn tỉnh với 23.000 lượt người tham gia. Sở Tư pháp tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền đối với 22 văn bản QPPL do cấp huyện ban hành đã phát hiện 04 văn bản QPPL có nội dung trái pháp luật.

Trong cải cách thủ tục hành chính. Đến thời điểm kiểm tra thì tổng hồ sơ tiếp nhận, giải quyết TTHC là 3419 hồ sơ. Việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân, tổ chức thực hiện TTHC dịch vụ công trực tuyến được triển khai nhưng chưa thường xuyên; giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông của Sở Tư pháp, do V6 Bộ Công an, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia giải quyết vẫn còn xảy ra tình trạng trễ hạn. 100% văn bản (trừ văn bản mật) được Sở Tư pháp phát hành trên Hệ thống quản lý và điều hành văn bản được ký số theo quy định (từ ngày 01/01/2042 đến ngày 03/9/2024 đã có 2.458/2.458 văn bản phát hành). Sở Tư pháp cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 119 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh.

Đối với công tác chỉ đạo, điều hành đối với công tác cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI. Sở đã phát miễn phí hơn 2.000 tài liệu tuyên truyền pháp luật; thường xuyên đăng tin bài về truyền thông chính sách lên Bản tin tư pháp và Trang Web: pbgdpl.daknong.gov.vn; lập trang fanpage về truyền thông chính sách để chia sẻ, cập nhật các nội dung về truyền thông chính sách có tác động lớn đến người dân một cách nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận như: Luật dân chủ cơ sở, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân; Luật Bảo vệ môi trường; hiểu biết về vị trí lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp. Đăng tải các bài viết phổ biến, giáo dục pháp luật Trang TTĐT Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Đắk Nông; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh mở Chuyên mục “Pháp luật với đời sống” với thời lượng mỗi tháng 02 số. Sở Tư pháp đã tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng hòa giải cho đội ngũ Trưởng thôn, buôn, bon, bản, tổ dân phố; bồi dưỡng nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn thông qua các hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Sở Tư pháp triển khai cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VneID

Những tồn tại hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Sở Tư pháp Đắk Nông cần khắc phục, cụ thể: Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC đã được lãnh đạo quan tâm, nhưng vẫn chưa thực sự quyết liệt; việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các nội dung của kế hoạch chưa thường xuyên; nội dung tuyên truyền CCHC trên Trang thông tin điện tử chưa đa dạng, tính thời sự chưa cao, chưa phản ánh đầy đủ, đa chiều, sâu sắc về công tác CCHC, mới chủ yếu tập trung vào việc đưa tin. Việc đo lường, khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước còn chậm; chưa mạnh dạn nghiên cứu, áp dụng các sáng kiến, giải pháp cách làm hay trong cải cách hành chính để nhân rộng phục vụ cho công việc của ngành.

Phối hợp với Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia để bảo đảm giải quyết hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp kịp thời cho người dân, tránh để xảy ra tình trạng trễ hạn như hiện nay. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, tổ chức thực hiện TTHC dịch vụ công trực tuyến còn chậm, hiệu quả chưa cao; tình trạng hồ sơ TTHC trễ hạn vẫn còn xảy ra; kết quả giải quyết của một số hồ sơ không đồng bộ giữa hồ sơ giấy và trên hệ thống phần mềm. Mặt khác, Sở chưa có nhiều biện pháp tích cực triển khai thực hiện và tuyên truyền mạnh mẽ việc cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI năm 2024 đến các đơn vị cấp dưới, chưa xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của mình cần triển khai, thực hiện trong kế hoạch.

Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Quy trình Đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân trực tuyến và tập huấn nghiệp vụ công tác hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi

Vì vậy, để công tác CCHC của Sở đạt hiệu quả, cải thiện và nâng cao các Chỉ số nhằm phục vụ trong chỉ đạo, điều hành, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, góp phần cải thiện và nâng cao Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI của tỉnh trong thời gian tới, Thủ trưởng đơn vị cần nghiêm túc quán triệt đầy đủ những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của Tỉnh ủy, các Quyết định, Kế hoạch của UBND tỉnh về công tác CCHC; Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI, xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt; chỉ đạo làm rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan để tập trung chỉ đạo và có giải pháp phù hợp để xử lý dứt điểm những vướng mắc, cản trở về CCHC tại đơn vị cũng như ngành tư pháp. Có giải pháp quyết liệt hơn nữa trong tăng cường, mở rộng các hình thức tuyên truyền, hướng dẫn để người dân, doanh nghiệp thực hiện giải quyết TTHC trên môi trường mạng qua dịch vụ công toàn trình, bảo đảm đạt chỉ tiêu đề ra. Cần tăng cường tổ chức các cuộc thi, khuyến khích công chức, viên chức của đơn vị nghiên cứu, đưa ra cách làm hay, sáng kiến, giải pháp mới trong công tác CCHC mang lại lợi ích thiết thực để áp dụng tại đơn vị, ngành quản lý. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm thi hành công vụ của đội ngũ công chức, viên chức; trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong thực hiện cải cách hành chính của UBND tỉnh.

Trong thời gian tới, Sở Tư pháp tiếp tục đồng bộ thực hiện các giải pháp đẩy mạnh CCHC, trong đó chú trọng nâng cấp Trang Thông tin điện tử, bổ sung cập nhật, đầy đủ thông tin, chuyên mục và duy trì cập nhật tin tức cho các chuyên mục để góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy Đắk Nông về chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; tiếp tục rà soát, xây dựng dự toán kính phí trình cấp thẩm quyền quyết định mua sắm, sữa chữa thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, chuyển đổi số.

 

Nguồn: Phạm Thủy - Tạp chí Việt Nam Hội nhập

Link: https://vietnamhoinhap.vn/vi/day-manh-cai-cach-hanh-chinh-trong-so-tu-phap-tinh-dak-nong-50055.htm